SO SÁNH CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH VÀ CÔNG NGHỆ RFID

Mã vạch và RFID đều là những công nghệ giúp tự động hóa trong quá trình thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, mã vạch và RFID cũng có những điểm khác nhau đáng kể. 

rfid and barcode

CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trực quan của dữ liệu dưới các dạng nhìn thấy trên bề mặt sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Ban đầu thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo chiều rộng bằng các vạch trắng đen song song (mã 1D), nhưng ngày nay chúng được in thành nhiều dạng 1D, 2D, QR, …

Mã vạch có thể được quét bằng máy quét mã vạch hoặc từ các máy có phần mềm quét mã vạch chuyên dụng.

CÔNG NGHỆ RFID

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng không tiếp xúc, sử dụng tần số radio. RFID được thiết kế nhằm cho phép thiết bị quét nắm bắt dữ liệu trên thẻ thông minh và tự động chuyển các dữ liệu này sang hệ thống máy tính. Hệ thống của công nghệ RFID gồm 3 bộ phận: thẻ RFID, thiết bị quét thẻ RFID và các phần mềm vi tính.

Thiết bị quét thẻ sẽ phát ra một tín hiệu tần số vô tuyến để liên lạc với các thẻ RFID. Khi thẻ RFID đi qua các vùng tần số của thiết bị quét thẻ phát ra; nó phát hiện các tín hiệu kích hoạt và có thể truyền dữ liệu thông tin qua lại với thiết bị quét thẻ.

Ưu Điểm

Mã vạch được ra đời dựa vào nhu cầu tự động hóa quy trình của chuỗi hàng hóa, trải qua rất nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, đã đóng góp một vai trò cực kỳ lớn trong nền công nghiệp hàng hóa của toàn cầu. Mã vạch có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với RFID như:

  • Dễ dàng sử dụng với kích thước nhỏ hơn và nhẹ hơn so với thẻ RFID.
  • Chi phí ít tốn kém, đặc biệt là các mã vạch được in trực tiếp lên bao bì, chỉ tốn chi phí mực in nên rất tiết kiệm so với RFID.
  • Thông tin mã vạch thể hiện chính xác dù in trên nhiều vật liệu khác nhau.
  • Mã vạch là một công nghệ có chuẩn thế giới cho các sản phẩm bán lẽ (mã EAN), nghĩa là có thể kiểm tra chính xác xuất xứ sản phẩm.
  • Ngày nay, mã vạch là công nghệ cực kỳ phổ biến và có mặt ở rất nhiều lĩnh vực và hầu hết mọi mặt hàng đều được quản lý bởi mã vạch.

RFID là một trong những công nghệ mới được ứng dụng cho tự động hóa trong quy trình, được đánh giá sẽ có bước phát triển và chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với mã vạch. Sau đây là một số ưu điểm nổi bật của RFID:

  • Cung cấp khả năng đọc với một khoảng cách lớn, phạm vi rộng hơn rất nhiều so với mã vạch (300ft).
  • Thẻ RFID không cần phải được đặt trong một đường ngắm với máy quét như mã vạch mà chỉ cần nằm trong vùng tần số phát ra của đầu đọc thẻ là được.
  • Thẻ RFID được đọc với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với mã vạch. Lĩnh vực áp dụng rộng rãi và đặc biệt là quản lý con người, check-in, check-out linh hoạt hơn so với mã vạch.
  • Khả năng chứa nhiều thông tin với mức độ bảo mật cao, dữ liệu được mã hóa và có thể thiết lập mật khẩu bảo vệ.
  • Cung cấp khả năng cho phép đọc ghi thông tin (mã vạch chỉ cho phép đọc và mỗi mã chỉ lưu được một thông tin duy nhất)

Nhược Điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội so với công nghệ RFID thì mã vạch còn có khá nhiều hạn chế:

  • Máy quét mã vạch cần phải có một tia quét hoặc vùng quét hướng tới mã vạch thì mới có thể đọc được mã vạch đó. Khoảng cách giữa mã vạch và máy quét không quá xa, tùy vào máy quét mà khoảng cách này có thể linh động.
  • Mã vạch không có khả năng ghi hay thay đổi thông tin, chỉ lưu được thông tin duy nhất cho một mã vạch.
  • Mã vạch có tính an toàn thấp hơn RFID khi nó dễ dàng sao chép và giả mạo. Mã vạch có thể dễ bị hư hỏng, phải in bên ngoài bao bì. Một khi hư hỏng thì không quét được.

RFID không phải là một công nghệ dễ dàng triển khai và đánh bật được công nghệ mã vạch, bởi ngoài những ưu điểm mà nó có thì còn có nhiều đặc điểm cần phải được cải thiện và phát triển:

  • Chi phí cho một hệ thống RFID là đắt đỏ hơn rất nhiều so với công nghệ mã vạch thông thường.
  • Đầu đọc RFID dễ xung đột khi đọc thẻ RFID đi qua kim loại hoặc chất lỏng.
  • Đầu đọc có thể phát ra tín hiệu tần số, vì thể nếu 2 đầu đọc phát ra 2 tần số thì một thẻ đi qua sẽ không biết liên lạc với đầu đọc nào.
  • Có thể xung đột nếu như có quá nhiều thẻ xuất hiện trong vùng tần số của một đầu đọc thẻ.

Với những so sánh trên, có thể thấy những ưu điểm và nhược điểm của hai công nghệ thu thập dữ liệu tự động là công nghệ mã vạch và RFID. Tùy mỗi hệ thống, mục đích và chi phí để lựa chọn công nghệ phù hợp.

Công nghệ RFID đang được sử dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng trong các ngành như bán lẻ, hàng không, an ninh, sản xuất, giao thông vận tải và hồ sơ ngành. Ngày càng nhiều ngành công nghiệp nhận ra độ chính xác và hiệu quả mà RFID cung cấp từ góc độ hậu cần.

Để biết thêm thông tin về các ứng dụng RFID, vui lòng truy cập các blog liên quan khác của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sản phẩm RFID.

How can we help you?
 

If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.

SPECIAL OFFER : Buy Software Get FREE Hardware !