Các Ứng Dụng Của RFID Tương Ứng Với Từng Dải Tần

RFID LÀ GÌ ?
 
RFID (viết tắt thuật ngữ Radio Frequency Identification), hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến , cho phép một thiết bị đọc thông tin chứa trong chip ở khoảng cách xa, không cần tiếp xúc trực tiếp, không thực hiện bất kỳ giao tiếp vật lý nào giữa hai vật không nhìn thấy. Đây là công nghệ mới tiên tiến, đang ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trên thế giới. Hiệu quả của nó mang lại như sự tiện dụng, linh hoạt, hiệu quả chính xác, nhanh chóng.
Công nghệ RFID tạo điều kiện thuận lợi cho việc quét với tốc độ nhanh nhiều sản phẩm, Quản lý theo ID, Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý hàng tồn kho, Theo dõi tài sản, Phòng chống gian lận.
 
Giới Thiệu Về Hệ Thống RFID

Một hệ thống RFID là một tập hợp các thành phần mà nó thực thi giải pháp RFID. Một hệ thống RFID bao gồm các thành phần sau:

  • Tag: là một thành phần bắt buộc đối với mọi hệ thống RFID.
  • Reader: là thành phần bắt buộc.
  • Reader anten: là thành phần bắt buộc. Một vài reader hiện hành ngày nay cũng đã có sẵn anten.
  • Máy chủ và hệ thống phần mềm: Về mặt lý thuyết, một hệ thống RFID có thể hoạt động độc lập không có thành phần này. Thực tế, một hệ thống RFID gần như không có ý nghĩa nếu không có thành phần này.
  • Cơ sở hạ tầng truyền thông: là thành phần bắt buộc, nó là một tập gồm cả hai mạng có dây và không dây và các bộ phận kết nối tuần tự để kết nối các thành phần đã liệt kê ở trên với nhau để chúng truyền với nhau hiệu quả.
  • Mạch điều khiển (Controller): là thành phần bắt buộc. Tuy nhiên, hầu hết các reader mới đều có thành phần này gắn liền với chúng. Cảm biến (sensor), cơ cấu chấp hành (actuator) và bảng tín hiệu điện báo (annunciator): những thành phần này hỗ trợ nhập và xuất của hệ thống.
Nguyên Tắc Hoạt Động Của RFID

Để hiểu được làm cách nào một thẻ RFID có thể truyền thông tin tới đầu đọc về sự có mặt của nó và các đặc điểm nhận dạng, hãy quan sát minh họa bên dưới. Trong hình này, đầu đọc truyền tín hiệu Radio với tần số và khoảng thời gian (thường là khoảng vài trăm lần mỗi giây) thiết lập từ trước. Bất kỳ thẻ nào có tần số nằm trong khoảng đọc được của đầu đọc này sẽ  bắt được sóng do đầu đọc phát ra vì mỗi một thẻ có gắn sẵn một antenna có khả năng nhận biết được các tín hiệu radio tại tần số nhất định. Các thẻ này sử dụng năng lượng nhận được từ tín hiệu radio để phản hồi lại tín hiệu này và sau đó có thể sẽ điều chỉnh tín hiệu để gửi thông tin về đầu đọc.

Ảnh Minh Họa. Trao đổi thông tin giữ thẻ và đầu đọc

Những loại thẻ và đầu đọc khác nhau sẽ thích hợp với những ứng dụng cũng như môi trường khác nhau. Quyết định sẽ sử dụng loại thẻ và đầu đọc là công việc bao gồm xác định những gì thích hợp nhất so với nhu cầu. Tuy nhiên, chi phí cho hệ thống sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quyết định chọn loại thẻ nào.

Nguyên tắc chung về hoạt động của hệ thống RFID như sau: các vật phẩm, hàng hóa cần giám sát được gắn với các thẻ RFID (các thẻ này có thể ở dạng nhãn hoặc ở dạng thẻ cứng). Các thẻ này sẽ phát ra tín hiệu, anten của đầu đọc có nhiệm vụ kích thích và bắt tín hiệu để đầu đọc RFID đọc thông tin từ các thẻ khi chúng đi qua những đầu đọc này. Dữ liệu do thẻ đọc được là dữ liệu thô và sẽ được các thành phần trung gian, những thành phần lọc và quản lý sự kiện lọc thông tin và chuyển đến cơ sở dữ liệu máy tính. Qua các thành phần ứng dụng (phần mềm biên, các ứng dụng ERP…) thông tin trên thẻ được truyền tới người dùng và dưới dạng con người có thể hiểu được. Quá trình xử lý dữ liệu mà đầu đọc đọc được cho tới dạng con người có thể hiểu là rất phức tạp và yêu cầu có sự bảo mật, an toàn dữ liệu nhằm đảm bảo thông tin không bị rò rỉ, tránh những thiệt hại cho người dùng.

Hiện nay các đầu đọc đã cung cấp các khả năng lọc dữ liệu, và vì các đầu đọc ngày càng trở nên “thông minh” hơn nên chúng sẽ có khả năng tự thực hiện được nhiều bước lọc. Tuy nhiên, phần mềm trung gian và phần mềm biên cung cấp các bộ lọc ở mức sâu hơn, các thư viện hàm lập trình, các đặc tả giao tiếp giữa thẻ và đầu đọc còn các thành phần ứng dụng đóng vai trò hiển thị dữ liệu cho người dùng cuối.

Tần Số Hoạt Động Của Hệ Thống RFID

Tần số hoạt động sẽ quyết định một phần vào đặc điểm của hệ thống RFID. Một cách tương đối tần số càng cao thì khoảng cách đọc theo đó càng xa, tốc độ xử lý nhanh nhưng đổi lại sẽ tiêu hao năng lượng lớn và giá thành thiết bị cao.

Đặc Điểm Và Ứng Dụng Của RFID Tương Ứng Với Từng Dải Tần
DẢI TẦN SỐ ĐẶC ĐIỂM ỨNG DỤNG

LHF

(125HZ, 134HZ)

Khoảng cách: <50cm

Tốc độ đọc : thấp

Giá thành: rẻ

Có thể đọc xuyên qua chất lỏng.

Làm việt tốt khi ở gần kim loại

Quản lý ra vào

Nhận dạng động vật

Quản lý kho hàng

Phát hiện trộm ở siêu thị

HF

(13.56 MHZ)

Khoảng cách: 1 – 3 m

Tốc độ đọc: trung bình

Giá thành: tường đối

Có thể đọc xuyên chất lỏng

Làm việc tốt ở môi trường ẩm ướt

Không làm việc tốt khi gần kim loại

Quản lý cổng ra vào

Thẻ thông minh

Dò tìm sách ở thư viện

Container ở cảng

Hệ thống tính tiền ở siêu thị

UHF

(860 MHZ, 960MHZ)

Khoảng cách: 3 – 9 m

Tốc độ đọc: cao

Có khả năng xử lý nhiều đối tượng

Giá thành cao

Bị cản trở bởi môi trường chất lỏng và kim loại.

Hệ thông thu phí giao thông

Hệ thống quản lý các phương tiện giao thông

Quản lý thư viện, kho hàng, siêu thị, nhân viên

Microwave

(2.4 GHz, 5.8 GHZ)

Khoảng cách: <100 m

Tốc độ đọc: cao

Có khả năng xử lý nhiều đối tượng

Giá thành cao

Bị cản bởi môi trường chất lỏng

Hệ thống thu phí giao thông

Quản lý hành khách ở sân bay.

Ứng dụng RFID mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý của Doanh Nghiệp. Tuy nhiên mỗi Doanh Nghiệp có những lĩnh vực kinh doanh và định hướng quản trị khác nhau, do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và thiết kế cho các trường hợp sử dụng khác nhau, đồng thời lựa chọn công nghệ và các sản phẩm RFID hợp lý. 
 
Để biết thêm thông tin về các ứng dụng RFID, vui lòng truy cập các blog liên quan khác của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể về sản phẩm và giải pháp. 
How can we help you?
 

If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.

References
ThS Nguyễn Văn Hiệp, 2010, Công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
 

Bộ TTTT, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện

 

Related Articles

SPECIAL OFFER : Buy Software Get FREE Hardware !