Microchip Dùng Cho Động Vật

RFID LÀ GÌ ?
RFID (viết tắt thuật ngữ Radio Frequency Identification), hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến , cho phép một thiết bị đọc thông tin chứa trong chip ở khoảng cách xa, không cần tiếp xúc trực tiếp, không thực hiện bất kỳ giao tiếp vật lý nào giữa hai vật không nhìn thấy. Đây là công nghệ mới tiên tiến, đang ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trên thế giới. Hiệu quả của nó mang lại như sự tiện dụng, linh hoạt, hiệu quả chính xác, nhanh chóng.
 
Công nghệ RFID tạo điều kiện thuận lợi cho việc quét với tốc độ nhanh nhiều sản phẩm, Quản lý theo ID, Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý hàng tồn kho, Theo dõi tài sản, Phòng chống gian lận.
 
Microchips

Thiết bị Microchip gắn ở thú cưng hiện nay đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước Phương Tây. Microchip ( hay còn gọi là vi mạch ) là một con chip điện tử được bao bọc trong một hình trụ thủy tinh có kích cỡ chỉ bằng hạt gạo. Bản thân vi mạch không có pin — nó được kích hoạt bởi một máy quét , sóng bức xạ do máy quét phát ra sẽ kích hoạt chip. Con chip truyền các mã số đến máy quét, máy quét sẽ hiển thị các mã số trên màn hình.

Loại Microchip này sử dụng công nghệ RFID . Một thiết bị RFID được cấu tạo bởi hai thành phần là thiết bị đọc và thiết bị phát ( RFID Tag ). Mỗi RFID Tag được gắn với đối tượng cần nhận dạng . Mỗi một Microchip chứa RFID Tag mang một mã số nhận dạng nhất định và là duy nhất, không trùng nhau. Mã số này được lưu trong CSDL của nhà sản xuất vi mạch. Bộ vi mạch không phải là thiết bị GPS và không thể theo dõi con vật của bạn nếu nó bị lạc. Mặc dù bản thân vi mạch không chứa thông tin y tế của thú cưng, nhưng một số cơ sở dữ liệu đăng ký vi mạch sẽ cho phép bạn lưu trữ thông tin đó trong cơ sở dữ liệu để tham khảo nhanh. Tại đây bạn có thể đính kèm thông tin liên hệ cá nhân của mình vào mã số vi mạch , bao gồm : Tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email…

Làm thế nào để cấy một vi mạch vào động vật?

Đối với vật nuôi, Microchip được cấy dưới da bằng kim và thông thường là vùng da ở giữa khu vực bả vai. Không cần phẫu thuật hoặc gây mê ,một vi mạch thường được cấy vào khi vật nuôi đến khám định kỳ tại một phòng khám thú y. Thiết bị sẽ ghi thông tin chính chủ nhân của chúng và Các dữ liệu này chỉ có thể đọc bằng máy quét chuyên dụng.

Tần số của Vi Mạch

Các mẫu tần số vi mạch được sử dụng ở Hoa Kỳ bao gồm 125 kiloHertz (kHz), 128 kHz và 134,2 kHz.

Tần số tiêu chuẩn ISO là 134,2 KHz.

Vi Mạch giúp chống thất lạc vật nuôi

Khi một con vật được tìm thấy và đưa đến nơi trú ẩn hoặc phòng khám thú y, một trong những việc làm đầu tiên tại các trung tâm này là quét con vật để tìm vi mạch. Nếu họ tìm thấy một vi mạch và nếu cơ quan đăng ký vi mạch có thông tin chính xác, họ sẽ nhanh chóng tìm ra chủ nhân của con vật.

Trong Một nghiên cứu trên 7.700 con vật đi lạc tại các trại động vật cho thấy rằng những con chó không có vi mạch được trả lại cho chủ của chúng là 21,9%, trong khi những con chó có vi mạch được trả lại cho chủ của chúng là 52,2%. Mèo không có vi mạch được đoàn tụ với chủ chỉ 1/8% , trong khi mèo có vi mạch quay về nhà là 38,5%. Đối với động vật được gắn vi mạch không được trả lại cho chủ của chúng, phần lớn là do thông tin về chủ sở hữu không chính xác (hoặc không có thông tin về chủ sở hữu) trong cơ sở dữ liệu đăng ký vi mạch.

Reference

Nguồn : AsiaRFID

Ảnh : Internet

Ứng dụng RFID mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý của Doanh Nghiệp. Tuy nhiên mỗi Doanh Nghiệp có những lĩnh vực kinh doanh và định hướng quản trị khác nhau, do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và thiết kế cho các trường hợp sử dụng khác nhau, đồng thời lựa chọn công nghệ và các sản phẩm RFID hợp lý.
 
Để biết thêm thông tin về các ứng dụng RFID, vui lòng truy cập các blog liên quan khác của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sản phẩm RFID

Related Articles

How can we help you?
 

If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.

SPECIAL OFFER : Buy Software Get FREE Hardware !