MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TẠI VIỆT NAM

Trên thế giới, công nghệ RFID được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: quản lý đối tượng, nhân sự; quản lý hàng hóa bán lẻ trong siêu thị; nghiên cứu động vật học; quản lý hàng hóa trong xí nghiệp, kho hàng; quản lý các phương tiện giao thông qua trạm thu phí; quản lý bưu phẩm trong dịch vụ bưu chính viễn thông; lưu trữ thông tin bệnh nhân trong y khoa; làm thẻ hộ chiếu, chứng minh nhân dân, …

Ở Việt Nam, công nghệ RFID đang được ứng dụng trong các lĩnh vực: kiểm soát vào – ra; chấm công điện tử; quản lý phương tiện qua trạm thu phí; kiểm soát bãi đỗ xe tự động; logistics; nuôi trồng thủy sản.

Ứng Dụng Công Nghệ RFID Trong Hệ Thống Thu Phí Tự Động

Hệ thống thu phí tự động (Electronic Toll Collection System-ETC) cho phép lái xe thanh toán phí tự động mà không cần dừng xe tại cổng thu phí bằng cách sử dụng công nghệ RFID. Ở Việt Nam, hệ thống thu phí tự động đã và đang được xây dựng tại một số địa điểm như: tại trạm thu phí cầu Phú Mỹ (quận 7, TP Hồ Chí Minh), trạm thu phí cầu Cần Thơ (Cần Thơ), trạm thu phí cầu Quán Hàu (Quảng Bình), trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ, trạm thu phí Cầu Giẽ – Ninh Bình, …

Công nghệ RFID được đưa vào trạm thu phí hoạt động như sau: mỗi Chip nhớ sẽ chứa một mã số mang thông tin về xe và chủ xe đang lưu thông. Khi xe đi qua trạm thu phí, đầu đọc được bố trí xung quanh trạm sẽ đọc mã số này và truyền về PC/PLC, sau đó mã số này sẽ được PC so sánh với mã số đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của máy tính. Tiếp đó, toàn bộ thông tin về xe mang Chip nhớ tương ứng sẽ được Visual Basic đọc về máy tính và hiển thị lên giao diện HMI. Chương trình lúc này sẽ tự động đối chiếu các thông tin về xe và kiểm tra tài khoản của chủ xe. Nếu các thông tin là hợp lệ và số tiền trong tài khoản đủ cho chuyến đi thì chương trình Visual Basic sẽ tự động trừ số tiền qua trạm của xe tương ứng và đồng thời sẽ đưa tín hiệu điều khiển xuống PLC để điều khiển mở Barrier (rào chắn) cho phép xe qua trạm, ngoài ra chương trình cũng gửi số tài khoản còn lại đến PLC để hiển thị cho chủ xe biết đồng thời xuất hóa đơn in các thông tin cần thiết. Ngược lại số tiền trong tài khoản không đủ cho chuyến đi hoặc các thông tin về xe không hợp lệ thì chương trình sẽ thông báo cho chủ xe biết thông qua bảng thông báo và xe đó không được phép qua trạm. Lúc này Barier ở cổng phụ sẽ được mở để xe vào bãi bên cạnh.

Với hệ thống thu phí tự động ETC, người điều khiển phương tiện giao thông không cần phải dừng xe, không cần cán bộ nhân viên ghi vé – thu tiền, và không cần trả bằng tiền mặt. Do không phải dừng xe nên khi mà lưu lượng giao thông lớn sẽ không xuất hiện hiện tượng xếp hàng xe trước trạm, giảm được thời gian trễ của dòng xe qua trạm một cách đáng kể. Hơn nữa, do không có nhân viên thao tác, không thu tiền mặt sẽ không còn tồn tại gian lận trong thu phí, đồng thời giảm tiền công chi trả cho một lượng lớn nhân viên. Ngoài ra, ứng dụng ETC còn giúp tiết kiệm nguồn nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường quanh khu vực Trạm. Theo kế hoạch của Bộ GTVT, từ nay đến 30/6/2016 toàn bộ các trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14) sẽ phải triển khai tối thiểu một nửa số làn có lắp đặt ETC. Phấn đấu đến cuối năm 2018 toàn bộ các trạm chỉ có làn ETC (vẫn có barrier) nhưng đến năm 2020 sẽ bỏ hết barrier tại các trạm thu phí.

Ứng Dụng Công Nghệ RFID Trong Theo Dõi, Truy Xuất Nguồn Gốc Sản Phẩm

Để các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật vào được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU… và giúp khách hàng biết được nguồn gốc sản phẩm, việc áp dụng công nghệ thông tin và công nghệ RFID trong theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm thuỷ sản ở nước ta là rất cần thiết. Từ năm 2008, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) với vai trò là cầu nối chuyển giao công nghệ đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp thuỷ sản, đưa công nghệ RFID vào áp dụng thí điểm tại một doanh nghiệp thuỷ sản đạt kết quả tốt. Mô hình được nhân rộng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam khẳng định vị trí của mình trong sân chơi quốc tế.

Những con chip RFID siêu nhỏ được gắn trên sản phẩm nhằm ghi lại các thông số kỹ thuật trong quy trình nuôi trồng sản phẩm một cách tự động (tạo giống, ươm, nuôi trồng, chế biến, chuyên chở và phân phối) và được phần mềm chuyên dụng ghi lại kết quả nhằm làm cơ sở đảm bảo truy xuất được sản phẩm trong chuỗi giá trị, nhanh chóng tìm được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại bất cứ đâu trong vòng 1 giờ. Khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì ngay lập tức doanh nghiệp có thể truy xuất ngược lại để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Việc áp dụng công nghệ RFID trong truy xuất nguồn gốc thuỷ sản đem lại rất nhiều lợi ích, nhất là đối với người tiêu dùng, vì công nghệ này góp phần kiểm soát được an toàn vệ sinh vùng nuôi, kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh, người tiêu dùng có thể biết được mọi thông tin về sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như thế nào, dùng thức ăn gì… Do đó, tạo được tâm lý an toàn cho người tiêu dùng. Khi các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sử dụng hệ thống này, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các nước có yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Ứng Dụng Công Nghệ RFID Vào Quản Lý Cảng

Công nghệ RFID có thể ứng dụng trong 5 lĩnh vực hoạt động cảng rất hữu hiệu, đó là: kiểm soát công nhân ra vào khu vực cảng; đảm bảo an ninh cho container; nhận dạng và xác định vị trí container; Truy xuất các hoạt động; Tuân thủ các quy định.

Tân cảng Sài Gòn là một trong những cảng biển đầu tiên tại Việt Nam đang tiến hành sử dụng công nghệ này để nâng cao sức cạnh tranh bắt kịp tốc độ phát triển thương mại vận tải biển với các nước trong khu vực.

Với việc kiểm soát công nhân ra vào cảng: RFID đảm bảo rằng chỉ có những người có nhiệm vụ mới được phép ra vào khu vực làm hàng của cảng, tránh khả năng mất hàng hoặc bị lấy nhầm hàng. Các thẻ nhận dạng RFID của nhân viên, tự động cung cấp thời gian và số lần xuất hiện của người sử dụng. Ở một số khu vực cụ thể, các thẻ RFID còn có chức năng như các thẻ lưu trữ cho phép công nhân có thể mua hàng trong khu vực làm việc (ăn trưa, đồ uống…) mà không cần sử dụng tiền mặt.

Kiểm soát phương tiện vận chuyển: Thiết bị RFID ghi đọc được bố trí tại các trạm xăng, cổng cảng hoặc các điểm vào cảng để cho phép các phương tiện ra vào cảng, đồng thời lưu trữ các thông tin về thời điểm thực tế mà xe chạy. Ngoài ra, thẻ nhận dạng nhân viên được sử dụng để kiểm soát xem có đúng tài xế đi đúng xe vận chuyển và xếp đúng đơn vị hàng hay không…

Ứng Dụng Công Nghệ RFID Trong Chấm Công Điện Tử

Với giải pháp này, khi vào, ra công ty để bắt đầu hay kết thúc một ngày hoặc ca làm việc, nhân viên chỉ cần đưa thẻ của mình đến gần máy đọc thẻ (không phải nhét vào), ngay lập tức máy phát ra một tiếng bíp, dữ liệu vào, ra của nhân viên đó đã được ghi nhận và lưu trữ trên máy chấm công. Trong trường hợp nếu những nhân viên nghỉ việc, thẻ nhân viên sẽ được thu hồi và tái sử dụng mà không ảnh hưởng đến chất lượng thẻ.

Ứng Dụng RFID Trong Quản Lý Chuỗi Cung Ứng

Sự Cần Thiết Của Việc Ứng Dụng Công Nghệ RFID Trong Quản Lý Chuỗi Cung Ứng : 

Đối với một doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp các hoạt động liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ với các thành phần tham gia chuỗi cung ứng, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các hoạt động nói trên bao gồm cung ứng đầu vào, sản xuất và phân phối sản phẩm, cung ứng dịch vụ đến khách hàng cuối cùng.
 
Chuỗi cung ứng là một dòng chảy nối tiếp, trong đó các thành phần tham gia liên quan đến cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp – thành phần ngược chiều liên kết cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, và thành phần xuôi chiều liên kết là khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều tham gia một hoặc nhiều chuỗi cung ứng nhất định. Doanh nghiệp chỉ hoạt động hiệu quả khi chuỗi cung ứng vận hành thông suốt, đồng nghĩa với việc nguyên liệu đầu vào có thể thu mua đầy đủ với chất lượng tốt và giá thành hợp lý, còn sản phẩm đầu ra đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng và có thể tiêu thụ được.
 
Quản trị chuỗi cung ứng có mục tiêu cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất trong toàn bộ chuỗi. Do đó, các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng được chia nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ: tìm nguồn nguyên liệu đầu vào hiệu quả, tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo sản phẩm được cung cấp đúng thời gian và địa điểm, xây dựng quan hệ hợp tác với nhà cung cấp và khách hàng. Hoạt động chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, có thể xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp.
 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp được mở rộng ra ngoài phạm vi biên giới của một quốc gia, trải dài trên nhiều khu vực địa lý, chính trị, văn hóa với nhiều thành phần tham gia phức tạp. Do đó, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng càng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí, thiết kế hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 
Mô hình dòng lưu chuyển vật chất và lưu chuyển thông tin khi sử dụng RFID trong chuỗi cung ứng
Nguồn: Peter D. Franke, Vendor-Managed Inventory for High Values Part, 2010.

Một số ứng dụng phổ biến bao gồm : 

– Nhập Kho

– Xuất Kho

– Kiểm kê hàng hóa theo thời gian thực

– Kiểm soát hàng hóa Tạm xuất – Tái Nhập hoặc ngược lại.

Xem chi tiết giải pháp tại : Xem Thêm

Quy Trình Hoạt Động Của Giải Pháp RFID

1. Dán Tem RFID Sản Phẩm
Hàng tồn kho và hàng hóa nhập kho mới được gắn thẻ RFID. Thẻ RFID được coi là chứng minh thư giúp nhận dạng mỗi sản phẩm hàng hóa với nhau. Tùy thuộc vào các trường hợp kinh doanh, nhãn RFID có thể được gắn ở đơn vị đo lường cao nhất như pallet. hoặc có thể được đính kèm trên từng sản phẩm. Thông thường, sử dụng máy in RFID để tự động hóa việc in và mã hóa nhãn RFID.
 
2. Đầu Đọc RFID
Đầu đọc RFID có thể được gắn cố định ở cửa ra vào của kho, trên băng chuyền hoặc có thể sử dụng đầu đọc cầm tay, đầu đọc di động tùy vào phương án thiết kế và vận hành nhà kho của doanh nghiệp. Khi sản phẩm đi qua, đầu đọc thẻ RFID sẽ đọc tất cả các thẻ RFID được gắn trên sản phẩm . Dữ liệu đọc được sẽ truyền thẳng đến phần mềm trung gian để đối chiếu, so sánh.
3.  Phần Mềm Trung Gian RFID
Phần mềm trung gian RFID phục vụ trong việc quản lý luồng dữ liệu giữa thiết bị đọc thẻ và các ứng dụng doanh nghiệp.
Phần mềm trung gian xử lý dữ liệu được viết trên máy tính hoặc dưới dạng ứng dụng trên điện thoại. Tùy vào nhu cầu quản lý cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà chức năng của phần mềm sẽ được điều chỉnh cho phù hợp như lưu trữ hàng hóa, so sánh đối chiếu, tính số lượng hàng tồn, lập phiếu nhập/xuất kho, Tính năng tạm xuất – Tái nhập v.v…
4.  Thu Thập Dữ Liệu
Dữ liệu được thu thập được có thể hỗ trợ cho Doanh Nghiệp trong việc theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực , từ đó có phương án nhập hàng hoặc xuất hàng phù hợp. Với công nghệ RFID, doanh nghiệp có thể kiểm soát hoàn toàn hàng hóa từ giai đoạn sản xuất đến khi xuất kho. 

Để biết thêm thông tin về các ứng dụng RFID, vui lòng truy cập các blog liên quan khác của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sản phẩm RFID.

How can we help you?
 

If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.

References
Related Articles

SPECIAL OFFER : Buy Software Get FREE Hardware !