Phân Tích Tiêu Chuẩn RFID Tại Một Số Quốc Gia

RFID LÀ GÌ ?
 
RFID (viết tắt thuật ngữ Radio Frequency Identification), hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến , cho phép một thiết bị đọc thông tin chứa trong chip ở khoảng cách xa, không cần tiếp xúc trực tiếp, không thực hiện bất kỳ giao tiếp vật lý nào giữa hai vật không nhìn thấy. Đây là công nghệ mới tiên tiến, đang ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trên thế giới. Hiệu quả của nó mang lại như sự tiện dụng, linh hoạt, hiệu quả chính xác, nhanh chóng.
Công nghệ RFID tạo điều kiện thuận lợi cho việc quét với tốc độ nhanh nhiều sản phẩm, Quản lý theo ID, Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý hàng tồn kho, Theo dõi tài sản, Phòng chống gian lận.
 
Giới thiệu và phân tích tiêu chuẩn RFID của một số quốc gia

Không phải mọi nước đều ban hành các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật riêng về viễn thông. Đa phần các nước áp dụng trực tiếp các Tiêu chuẩn Quốc tế, hoặc khu vực. Các nước thuộc cộng đồng Châu Âu đều áp dụng các tiêu chuẩn ETSI ban hành. Nhật Bản và Bắc Mỹ lại tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn riêng của họ. Đối với các nước khu vực Đông Nam Á đều tuân theo các chuẩn Châu Âu hoặc sử dụng các khuyến nghị ITU làm tiêu chuẩn.

Theo RFID-Handbook (tháng 7 năm 2012), Tần số UHF có hai hướng phát triển trên toàn thế giới trong những năm qua cho lĩnh vực vô tuyến sóng ngắn ứng dụng RFID:

ECC định hướng và tiêu chuẩn ETSI cho dải tần 868 MHz dựa trên công nghệ;

FCC theo  hướng phân bổ tần số 915 MHz

Các quốc gia sử dụng ECC định hướng các quy định UHF
Quốc gia Tần số, MHz Công suất Phương thức hoạt động Nhận xét
Armenia 865,6 – 867,6 EN 302 208  
Azerbaijan 865,6 – 867,6 2 W e.r.p. EN 302 208  
Hong Kong, China 865 – 868
(920 – 925)
2 W e.r.p.
(4 W e.i.r.p.)
   
India 865 – 867 4 W e.i.r.p. EN 302 208  
Iran 865 – 868 2 W e.r.p. EN 302 208  
Israel (915 – 917 2 W e.i.r.p.) EN 302 208  
Japan 915 – 928 4 W e.r.p   Phù hợp với ECC/FCC từ 25/7/2012
Jordan 865 – 868 0.5 W e.r.p.    
Korea (917 – 923,5
(917 – 920,8
0,2W e.i.r.p)
4 W e.i.r.p.)
LBT or HFSS
LBT or HFSS
 
Malaysia 866 – 869
(919 – 923)
2/4 W e.r.p.   Không cấp phép/cấp phép
Oman 865,6 – 867,6 2 W e.r.p. EN 302 208  
Pakistan 865 – 868 0,1 W e.r.p.   Đang xây dựng
Singapore 866 – 869
(920 – 925)
0,5 W e.r.p.
2 W e.r.p.
   
Tunisia 865,6 – 867,6 2 W e.r.p. EN 302 208 Đang xây dựng
United Arab Emirat. 865,6 – 867,6 2 W e.r.p. EN 302 208  
Vietnam 866 – 969 2/4 W e.r.p.   Không cấp phép/cấp phép
Các quốc gia sử dụng FCC định hướng các quy định UHF
Quốc gia Tần số, MHz Công suất Phương thức hoạt động Nhận xét
Argentina 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Brazil 915 – 928
902 – 907,5
4 W e.i.r.p. FHSS  
Canada 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
China 920,5 – 924,5
(840,5 – 844,5)
2 W e.r.p. FHSS  
Chile 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Colombia 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Costa Rica 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Domin. Republic 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Hong Kong, China 920 – 925
(865 – 868)
4 W e.i.r.p.    
Japan 915 – 928 4 W   Phù hợp với ECC/FCC từ 25/7/2012
Korea 917 – 920 4 W e.i.r.p. FHSS, or LBT  
Mexico 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
New Zealand 921 – 928
(864 – 868)
4 W e.i.r.p. FHSS  
Panama 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Peru 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Puerto Rico 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Taiwan 922 – 928 1 W e.i.r.p.
0,5 W e.r.p.
FHSS Indoor
Outdoor
Thailand 920 – 925 4 W e.i.r.p. FHSS Cho phép trên 0.5 W
United States 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Uruguay 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Venezuela 902 – 928 4 W e.i.r.p. FHSS  
Tiêu chuẩn của Singapore (IDA TS SRD)

Tiêu chuẩn của Singapore (IDA) cho thiết bị SRD (trong đó có RFID) được cập nhật 2 năm một lần, do Infocomm Development Authority of Singapore chịu trách nhiệm.

Trong tiêu chuẩn gồm 19 trang chỉ quy định các yêu cầu tối thiểu cho máy thu phát SRD hoạt động tại một trong những băng tần cấp phép trong các tòa nhà và các nhà khai thác trạm gốc.

Các thiết bị SRD có thể là cố định, di động hoặc lưu động có anten ngoài hoặc trong với các ứng dụng cảnh báo, nhận dạng, phát hiện, ra đa lưu động, WLAN, điều khiển, nhận lệnh, đo đạc từ xa và nhắn tin trên trạm. Các thiết bị này sử dụng các loại điều chế khác nhau và có thể có các ứng dụng thoại.

Về mặt thiết kế thiết bị RFID thuộc loại thiết bị SRD phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Khi khai thác không gây nhiễu cho các dịch vụ thông tin vô tuyến khác được cấp phép, các thiết bị điện, điện tử
  • Thiết bị không được cấu trúc với cách tiếp cận bên ngoài cho phép điều chỉnh bằng tay hoạt động của chúng trái ngược với các đặc điểm kỹ thuật công bố.
  • Thiết bị phải có mác/nhãn nhà sản xuất và cung cấp, mẫu và loại dễ nhận biết bằng mắt.

Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị RFID dải tần 866 MHz đến 869 MHz và 920 MHz đến 925 MHz như sau:

TT Băng tần phân bổ/ Tần số Cường độ trường, Công suất RF Max Bức xạ giả  phát/chuẩn  áp dụng Loại ứng dụng

20

(bảng 1)

866 – 869 MHz

920 – 925 MHz

≤ 500 mW (e.r.p.)

FCC Part 15 ;

EN 300 220-1 hoặc

EN 302 208

Pháp thanh từ xa,

Telecommand, hệ thốngRFID

4

(Bảng 2)

(Phải được phê duyệt trước khi hoạt động)

920 – 925 MHz

> 500 mW (e.r.p.)

≤ 2000 mW (e.r.p.)

 

FCC Part 15 ;

EN 300 220-1 hoặc

EN 302 208

 

Chỉ có hệ thống RFID hoạt động trong 920 – 925 MHz băng tần số được phép phát công suất hiệu dụng từ 500 mW đến 2000 mW, và được chấp thuận đặc biệt.

Nhận xét:

Các tiêu chuẩn áp dụng đều được lấy từ FCC Part 15 và ETSI (không có các quy định riêng cho Singapore)

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật RFID Của Malaysia

Tiêu chuẩn kỹ thuật Malaysia do MCMCM (Malaysian Communications and Multimedia Commission) chịu trách nhiệm ban hành gồm 11 trang.

Tên Bộ tiêu chuẩn này là: “REQUIREMENTS FOR RADIO FREQUENCY IDENTIFICATION DEVICE – (RFID) – OPERATING IN THE FREQUENCY BAND FROM 919 MHz TO 923 MHz”. Bộ tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu thiết bị RFID.

Tiêu chuẩn tham chiếu cho bộ tiêu chuẩn này là ETSI EN 302 208-1, ETSI EN 30220-1 và FCC Part 15 (15.31, 15.33. 15.35, 15.209, 15.245, 15.247, 15.249).

Nhận xét

Malaysia có riêng một bộ tiêu chuẩn cho thiết bị RFID trong dải tần UHF. Mặc dù quy hoạch tần số cho RFID không trùng với ETSI nhưng Malaysia vẫn tham chiếu trực tiếp đến các tiêu chuẩn về RFID của ETSI.

Nhận xét chung

Tất cả các Quốc gia xét trên đều áp dụng trực tiếp các tiêu chuẩn quốc tế cho các thiết bị RFID

    1. Về tần số nếu các thiết bị có nguồn gốc Bắc Mỹ thường hay sử dụng dải tần 920 MHz đến 925 MHz, các thiết bị có nguồn gốc Châu Âu hoặc áp dụng các tiêu chuẩn của Châu Âu thường sử dụng dải tần 865 MHz đến 868 MHz. Dù sử dụng ở dải tần nào, với các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị, các nước vẫn hay sử dụng ETSI làm sở cứu chính cho mình.
    2. Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị RFID dải tần UHF thường tham chiếu đến ETSI EN 300 220 hoặc EN 302 208
Ứng dụng RFID mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý của Doanh Nghiệp. Tuy nhiên mỗi Doanh Nghiệp có những lĩnh vực kinh doanh và định hướng quản trị khác nhau, do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và thiết kế cho các trường hợp sử dụng khác nhau, đồng thời lựa chọn công nghệ và các sản phẩm RFID hợp lý. 
 
Để biết thêm thông tin về các ứng dụng RFID, vui lòng truy cập các blog liên quan khác của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể về sản phẩm và giải pháp. 
References
ThS Nguyễn Văn Hiệp, 2010, Công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
 

Bộ TTTT, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện

 

Related Articles
How can we help you?
 

If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.

SPECIAL OFFER : Buy Software Get FREE Hardware !