ỨNG DỤNG RFID TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
Read this article in English : Click Here
RFID LÀ GÌ ?
RFID (viết tắt thuật ngữ Radio Frequency Identification), hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một hệ thống truyền nhận dạng không dây (dưới dạng một số sê-ri duy nhất) của một đối tượng bằng sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể . Các thẻ chứa thông tin được lưu trữ điện tử và được đếm hoặc ‘đọc’ bởi đầu đọc RFID cầm tay hoặc cố định.
ỨNG DỤNG RFID TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
1. RFID theo dõi luồng di chuyển của hàng hóa
- Ví dụ 1: Một “lon cola” được làm bằng kim loại – vật liệu phản xạ sóng RF (trong dải tần số UHF và sóng viba), chứa chất lỏng – vật liệu hấp thụ sóng RF (trong dải tần số UHF và sóng viba). Như vậy, hệ thống RFID sử dụng dải tần số UHF hay sóng viba sẽ không phù hợp để theo dõi một lon coca. Tuy nhiên, hệ thống RFID sử dụng dải tần số LF và HF lại cho kết quả cực kì tốt trong trường hợp này.
- Ví dụ 2: Một thùng dầu động cơ có vỏ thùng được làm bằng nhựa – vật liệu cho phép UHF và sóng viba đi qua, chứa dầu động cơ – vật liệu “sáng” với sóng RF trong dải tần số UHF và sóng viba. Như vậy, theo dõi một thùng dầu động bằng hệ thống RFID sử dụng dải tần UHF hay sóng viba sẽ cho kết quả tốt.
Một số ứng dụng phổ biến bao gồm :
– Nhập Kho
– Xuất Kho
– Kiểm kê hàng hóa theo thời gian thực
– Kiểm soát hàng hóa Tạm xuất – Tái Nhập hoặc ngược lại.
3.1 Kệ hàng thông minh
Ngày nay, hầu hết quá trình kiểm kê kệ hàng nói chung đang được tiến hành một cách thủ công, do đó rất dễ xảy ra nhầm lẫn và sai sót. Kệ thông minh có đặc điểm: một hoặc nhiều đầu đọc reader đứng yên được đặt trên kệ hoặc gần kệ để theo dõi sự hiện diện của thẻ (có mặt thẻ). Ứng dụng kệ thông minh là việc một đối tượng (món hàng nào đó) được gắn thẻ tag RFID, đồng thời được đặt ở trên kệ thông minh ở cửa hàng. Khi một người tiêu dùng lấy đối tượng này ra khỏi kệ, đầu đọc không thể tiếp tục theo dõi đối tượng (vì thẻ tag đã nằm ngoài phạm vi đọc của đầu đọc). Do đó, báo cáo danh sách thẻ từ đầu đọc gửi đến hệ thống tồn kho back-end không còn chứa các thẻ này. Hệ thống kho sau đó giả định rằng đối tượng đó đã được gỡ bỏ khỏi kệ. Hệ thống hàng tồn kho có thể tự động thực hiện một vài hành động, chẳng hạn như thông báo cho nhân viên cửa hàng để thay thế một đối tượng khác cùng loại để tránh một tình trạng thiếu hụt hàng.
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ RFID vào kệ hàng thông minh:
- Giảm tình trạng thiếu hàng hóa trên kệ ở các cửa hàng bán lẻ.
- Cho phép các nhà bán lẻ hiểu rõ hơn về tiềm năng bán của sản phẩm.
- Cho phép các nhà bán lẻ quản lý hàng tồn kho tốt hơn.
- Nếu một đối tượng được đặt sai chỗ, các hệ thống back-end có thể thông báo cho nhân viên cửa hàng nơi đối tượng bị đặt nhầm và đặt lại cho đúng.
3.2 Ứng dụng chống trộm
Ứng dụng chống trộm cắp rất quan trọng đối với việc bán lẻ. Theo báo cáo về Khảo sát An ninh bán lẻ Quốc gia năm 2002 được tiến hành bởi Đại học Florida (Hoa Kỳ), Hoa Kỳ ước tính mất khoảng 31,3 tỷ USD từ hao hụt hàng mất cắp. Trong đó, người tiêu dùng trộm cắp khoảng 31,7% con số này. Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu bán lẻ (trụ sở tại Anh Quốc) ước tính rằng chi phí hao hụt của các nhà bán lẻ Tây Âu rơi vào khoảng 30 tỷ Euro mỗi năm, 48% các kết quả thiệt hại này từ hành vi trộm cắp của khách hàng. Những thiệt hại này trực tiếp ảnh hưởng vào doanh thu và lợi nhuận của các nhà bán lẻ. Giải pháp loại này có đặc điểm sau đây:
- Gắn thẻ lên một đối tượng cần theo dõi chống trộm cắp.
- Đọc thẻ ID tại các điểm dễ bị xâm phạm (các cổng ra vào siêu thị, các trung tâm bán lẻ).
- Thay thế hoặc bổ sung các tính năng như: khả năng loại bỏ một thẻ gắn vào đối tượng chỉ sau khi việc thanh toán đã được thực hiện chính xác, khả năng phát hiện chuyển động của đối tượng kèm theo báo cáo đến một đầu đọc gần đó, … .
Ứng dụng chống trộm này giúp các nhà bán lẻ kiểm soát tốt hơn hàng hóa của mình, đồng thời ngăn chặn việc trộm cắp gây tổn hại cho các nhà bán lẻ.
3.3 Thanh toán điện tử
Kiểu ứng dụng loại hình thanh toán điện tử có đặc điểm sau đây:
- Một thẻ chứa một thông tin khách hàng duy nhất .
- Đọc dữ liệu thẻ của khách hàng tại POS (cổng ra vào). Tại thời điểm giao dịch, dữ liệu nhận dạng khách hàng trên thẻ khách hàng, được gắn liền với số tài khoản thực tế của khách hàng ở hệ thống back-end. Điều này gián tiếp bảo vệ số tài khoản của khách hàng trong trường hợp thẻ bị mất hoặc bị đánh cắp. Khi một đầu đọc reader tại POS đọc dữ liệu nhận dạng từ thẻ của khách, giao dịch sau đó tiến hành bình thường như bất kỳ giao dịch thông thường nào, khách hàng không cần mang theo thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng vẫn có thể thực hiện hành vi mua sắm.
Thực tế, các nhà phát triển công nghệ RFID đang nghiên cứu và ứng dụng mô hình nhận dạng khuôn mặt người. Khi một khách hàng đi qua cổng POS, đầu đọc RFID sẽ quét và nhận diện người, sau đó gửi thông tin về hệ thống back-end. Hệ thống back-end sử dụng kho dữ liệu của mình, xác nhận thông tin tài khoản của khách hàng đó, và tài khoản sẽ tự động bị trừ khoản tiền tương ứng với lượng hàng hóa mà người đó mua. Nếu việc áp dụng mô hình này thành công, khách hàng sẽ không phải mất công xếp hàng và đợi đến lượt tính tiền ở các siêu thị và trung tâm bán lẻ.
3.4 Ứng Dụng Thanh Toán Tự Động
Định hướng của thị trường bán lẻ trong tương lai hướng đến trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng. Hầu hết mọi người đều mong muốn được giao hàng nhanh hơn,không phải chờ đợi khi thanh toán. Vì vậy nhiều siêu thị lớn đã giới thiệu robot thu ngân như một trải nghiệm mới, giúp cho việc thanh toán toàn bộ nhanh hơn. Cuộc cách mạng bán lẻ có thể được bắt đầu với các ứng dụng hỗ trợ thanh toán tự động nhờ các nhãn mác được gắn trên sản phẩm.
Mỗi sản phẩm được gắn một thẻ RFID trên bao bì bên ngoài của một sản phẩm. Thông tin liên quan như ngày sản xuất, nước xuất xứ và ngày hết hạn có thể được ghi bên trong chip trên nhãn này. Sau khi người tiêu dùng mua hàng, họ chỉ cần đặt giỏ hàng tại quầy thanh toán chuyên dụng. Thông qua công nghệ RFID (nhận dạng tần số vô tuyến), máy có thể đọc ngay thông tin về tất cả các mặt hàng bên trong giỏ hàng và màn hình sẽ hiển thị trực tiếp giá của hàng hóa, sau đó người tiêu dùng sẽ tự thanh toán cho những gì họ đã mua.
Công nghệ RFID có thể xác định các đối tượng chuyển động tốc độ cao và nhận dạng nhiều thẻ điện tử cùng lúc, thao tác nhanh chóng và dễ dàng. Chế độ này phổ biến trong các cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản.
Tuy nhiên, chi phí của loại “thẻ RFID” khá cao (so với thẻ RF), do đó, nó được áp dụng nhiều hơn cho hàng hóa có giá trị cao, điều này làm cho các doanh nghiệp khó triển khai giải pháp ứng dụng RFID. Một vấn đề khác là, người tiêu dùng có thể trốn tránh việc thanh toán bằng cách xé bỏ thẻ RFID một vị trí không được giám sát bởi cửa hàng. Do đó, cần có người kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi họ rời siêu thị.
Công nghệ RFID đang được sử dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng trong các ngành như bán lẻ, hàng không, an ninh, sản xuất, giao thông vận tải và hồ sơ ngành. Ngày càng nhiều ngành công nghiệp nhận ra độ chính xác và hiệu quả mà RFID cung cấp từ góc độ hậu cần.
Để biết thêm thông tin về các ứng dụng RFID, vui lòng truy cập các blog liên quan khác của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sản phẩm RFID.
References
Giáo Trình Công Nghệ RFID (Tổng Hợp )
Related Articles
If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.