So Sánh RFID Và NFC
NFC LÀ GÌ ?
NFC là công nghệ kết nối mới xuất hiện trên một số smartphone cao cấp trong khoảng vài năm gần đây, tuy nhiên nó đang được dự đoán sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến do tính ứng dụng cao.
NFC (Near-Field Communications) là chuẩn kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn. Công nghệ này hoạt động dựa trên cảm ứng từ trường để kết nối các thiết bị có hỗ trợ NFC được đặt gần nhau (dưới 4 cm) hoặc tiếp xúc với nhau. Tuy nhiên thông thường để tăng hiệu quả kết nối, người ta thường để các thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nhau. Cụ thể, khi 2 thiết bị NFC được chạm vào nhau, gần như ngay lập tức sẽ có một kết nối được hình thành mà không cần thêm bất kì một khai báo nào nữa.
So Sánh RFID Và NFC
Có nhiều điểm tương đồng giữa RFID và NFC, tuy nhiên cũng có một số sự tương phản rõ rệt. Sự khác biệt chính giữa hai công nghệ này là phạm vi thông tin được thu thập.
Near Field Communication (NFC) chỉ có phạm vi khoảng 4cm (trong hầu hết các trường hợp là điện thoại).
Radio Frequency Identification (RFID) sử dụng sóng vô tuyến và ăng-ten để giúp mở rộng phạm vi mà dữ liệu có thể được đọc. RFID cũng có hai loại tag – thụ động và chủ động.
NFC sử dụng nguồn điện từ điện thoại để đọc dữ liệu nhúng trong tag hoặc nhãn. Tag RFID có thể là thụ động hoặc chủ động như được nêu ở trên. Điều này có nghĩa là tag RFID sẽ sử dụng năng lượng để truyền dữ liệu.
Đối với các hệ thống đọc dữ liệu từ cả tag NFC và tag RFID, RFID sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn một chút, vì chúng đang chạy hệ thống ăng-ten và tùy thuộc vào cách hệ thống RFID được thiết lập, việc thiết bị đọc và tag liên tục truyền dữ liệu sẽ làm tăng mức sử dụng năng lượng của hệ thống này.
Chi Phí triển khai :
NFC thường là một giải pháp rẻ hơn, vì không có công nghệ bổ sung nào nếu bạn sử dụng chúng cho mục đích quảng cáo hoặc thông tin khách hàng (chi phí của thiết bị đọc nằm trong điện thoại của khách hàng).
Mặt khác, RFID có thể là một giải pháp theo dõi hoàn chỉnh cho tài sản, công cụ, container vận chuyển, v.v… Đây là trường hợp phạm vi của nhãn và tag RFID rất đa dạng. Ví dụ, nhãn RFID chủ động được bọc trong vỏ nhựa, kim loại hoặc cao su cứng có thể dao động trong khoảng từ $4 đến $20, tùy thuộc vào các biến thể của nó. Điều này có nghĩa là các loại tag này thường được dùng để theo dõi các mặt hàng có chi phí cao, như container vận chuyển, máy móc và công cụ, v.v…
Tính bảo mật :
Theo bản chất của thông tin được lưu trữ trong tag RFID, chúng có thể là tùy chọn bảo mật hơn, bởi vì nếu ai đó có thể hack và thu thập hoặc thay đổi thông tin của tag, họ thực sự chỉ thay đổi một số SKU (số theo dõi hàng tồn kho). Mặc dù điều này có thể gây rắc rối cho doanh nghiệp, nhưng không phải là một vấn đề lớn.
Mặt khác, tag NFC có thể dễ dàng được lập trình lại, nếu chúng không được viết đúng cách, nghĩa là nếu bạn tìm thấy một poster thông minh hoặc sản phẩm mà tag không được đặt thành Read-only (chỉ đọc), bạn có thể ghi đè tag này bằng một ứng dụng viết NFC, như NFC Easiwayv Tools chẳng hạn.
Phạm vi hoạt động :
ây là nơi mà RFID thực sự hữu dụng. Các tag RFID có nguồn năng lượng riêng nghĩa là phạm vi của chúng có thể lên tới 100m và hơn thế nữa. Trong khi NFC chỉ có phạm vi khoảng 4cm.
Tùy thuộc vào tần số của hệ thống RFID được sử dụng, điều này sẽ tác động đến phạm vi của nó. Dưới đây là một số phạm vi gần đúng cho các tần số khác nhau trong RFID.
Ứng Dụng Của NFC
Tuy có nhiều tác dụng nhưng việc sử dụng NFC được chia làm 4 nhóm: Touch and Go (ví dụ như chạm vào để mở cửa), Touch and Confirm (bổ sung thêm một lớp bảo mật cho thanh toán di động, chẳng hạn như nhập mã PIN để xác nhận thanh toán) hay Touch and Connect (chia sẻ dữ liệu với một thiết bị khác) và Touch and Explore (khám phá những dịch vụ được cung cấp)
- Chia sẻ tập tin: với việc kết nối 1 chạm giữa 2 thiết bị hỗ trợ NFC, người dùng có thể ngay lập tức chia sẻ danh bạ, hình ảnh, bài hát, video, ứng dụng hoặc địa chỉ URL
- Kết nối Bluetooth và WiFi: NFC có thể được dùng để kích hoạt các kết nối không dây tốc độ cao để mở rộng khả năng chia sẻ nội dung. NFC có thể thay thế quy trình ghép nối khá rắc rối giữa các thiết bị Bluetooth hay quy trình thiết lập kết nối WiFi với mã PIN chỉ với việc để 2 thiết bị gần nhau để ghép nối hoặc kết nối vào mạng không dây.
- Thanh toán qua điện thoại,
- Mua vé: Thiết bị hỗ trợ NFC cho phép thanh toán nhanh các loại hình dịch vụ công cộng như vé tàu, vé xe bus, vé máy bay, vé xem phim, v.v…
- Thiết bị hỗ trợ NFC có thể đóng vai trò như một tấm thẻ lên tàu giúp giảm bớt sự chậm trễ trong quy trình kiểm tra (check-in) và nhân công
- Thẻ ID: Một thiết bị hỗ trợ NFC có thể hoạt động như một tấm thẻ học sinh, thẻ nhân viên, thẻ chứng minh hay thẻ khám chữa bệnh
- Chìa khóa: Một thiết bị hỗ trợ NFC có thể hoạt động như một chiếc chìa khóa nhà, văn phòng hay thậm chí xe hơi.
- Point of Sale: Năm 2006, NFC Forum đã công bố những hình mẫu NFC để một thiết bị hỗ trợ NFC có thể nhận dạng được. Tất cả các dấu hiệu đều được gọi chung là SmartPoster, người dùng chỉ việc cho máy quét qua SmartPoster là có thể xem được thông tin, nghe một đoạn nhạc, xem clip hoặc trailer phim.
Nguồn : Cryptoviet.com ; asiarfid
Ứng Dụng Của RFID
Related Articles
If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.