Tìm Hiểu Về Công Nghệ NFC
NFC là công nghệ kết nối mới xuất hiện trên một số smartphone cao cấp trong khoảng vài năm gần đây, tuy nhiên nó đang được dự đoán sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến do tính ứng dụng cao.
NFC LÀ GÌ ?
NFC (Near-Field Communications) là chuẩn kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn. Công nghệ này hoạt động dựa trên cảm ứng từ trường để kết nối các thiết bị có hỗ trợ NFC được đặt gần nhau (dưới 4 cm) hoặc tiếp xúc với nhau. Tuy nhiên thông thường để tăng hiệu quả kết nối, người ta thường để các thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nhau. Cụ thể, khi 2 thiết bị NFC được chạm vào nhau, gần như ngay lập tức sẽ có một kết nối được hình thành mà không cần thêm bất kì một khai báo nào nữa.
Lịch Sử Phát Triển Của NFC
- 1983: Bằng phát minh đầu tiên về RFID được đăng ký bởi Charles Walton.
- 2002: Đồng phát minh bởi Sony và NXP (lúc đó còn là 1 bộ phận của Phillips), chính bộ đôi Sony và Phillips cũng là nhà phát minh ra đĩa CD.
- 2004: Nokia, Phillips và Sony lập nên NFC Forum.
- 2006: Đưa ra những thông số cho NFC Tags.
- 2006:Thông số cho SmartPoster
- 2006:Điện thoại NFC thương mại hóa đầu tiên Nokia 6131 ra đời.
- 2009: Ra mắt tiêu chuẩn ngang hàng peer to peer cho phép truyền tải danh bạ, URL, kết nối Bluetooth….
- 2010: Google ra mắt Nexus S, chiếc điện thoại Android đầu tiên hỗ trợ NFC.
- 2001: Hội nghị Google I/O ra mắt đã trình diễn việc sử dụng NFC để kết nối game, chia sẽ danh bạ, URL, ứng dụng hay video…..
- 2011:Symbian hỗ trợ mạnh mẽ cho NFC với sự ra mắt của bản Anna và các phiên bản sau đó.
Cách Thức Hoạt Động Của NFC
NFC cần một thiết bị phát sóng và một thiết bị nhận. Một loạt các thiết bị có thể sử dụng các tiêu chuẩn công nghệ NFC và có thể được coi là cả bị động lẫn chủ động, tùy vào cách thiết bị làm việc.
Cũng giống như Bluetooth, WiFi và tất cả những tín hiệu không dây khác, NFC hoạt động trên nguyên tắc gửi thông tin qua sóng vô tuyến. Near Field Communication là một tiêu chuẩn cho quá trình chuyển đổi dữ liệu không dây, có nghĩa là những chi tiết kỹ thuật của thiết bị phải tuân thủ để giao tiếp với nhau đúng cách. Công nghệ sử dụng trong NFC dựa trên tuổi RFID (nhận dạng tần số vô tuyến) các ý tưởng, sử dụng cảm ứng điện từ để truyền tải thông tin.
Điều này đánh dấu sự khác biệt lớn giữa NFC và Bluetooth / Wi-Fi vì nó có thể tạo ra dòng diện trong thiết bị bị động cũng như gửi dữ liệu.
Tần số truyền tải dữ liệu qua NFC là 13,56 MHz, và dữ liệu có thể được gửi với tốc độ 106, 212 hoặc 424 kilobits mỗi giây. Tốc độ này đủ nhanh để chuyển giao dữ liệu thông tin liên lạc, hình ảnh, âm thanh.
Để xác định loại thông tin được trao đổi giữa các thiết bị, NFC hiện có 3 chế độ hoạt động tiêu chuẩn khác nhau dành cho các thiết bị phù hợp :
- Sử dụng phổ biến nhất trong smartphone là chế độ peer-to-peer, cho phép hai thiết bị NFC trao đổi nhiều loại thông tin khác nhau. Ở chế độ này cả hai thiết bị chuyển đổi giữa chủ động khi gửi dữ liệu và bị động khi nhận.
- Mặt khác, chế độ Read/Writer là một cách truyền tải một dữ liệu, nơi mà thiết bị di động của bạn liên kết với một thiết bị khác để đọc nó. Đây là chế độ được sử dụng khi bạn tương tác với một thẻ quảng cáo NFC.
- Chế độ hoạt động cuối cùng là phát động thẻ, theo đó các thiết bị NFC có thể được sử dụng như một thẻ tín dụng thông minh hoặc để thực hiện thanh toán hoặc bấm vào public hệ thống tuyền tải.
Ứng Dụng Của NFC
Tuy có nhiều tác dụng nhưng việc sử dụng NFC được chia làm 4 nhóm: Touch and Go (ví dụ như chạm vào để mở cửa), Touch and Confirm (bổ sung thêm một lớp bảo mật cho thanh toán di động, chẳng hạn như nhập mã PIN để xác nhận thanh toán) hay Touch and Connect (chia sẻ dữ liệu với một thiết bị khác) và Touch and Explore (khám phá những dịch vụ được cung cấp)
- Chia sẻ tập tin: với việc kết nối 1 chạm giữa 2 thiết bị hỗ trợ NFC, người dùng có thể ngay lập tức chia sẻ danh bạ, hình ảnh, bài hát, video, ứng dụng hoặc địa chỉ URL
- Kết nối Bluetooth và WiFi: NFC có thể được dùng để kích hoạt các kết nối không dây tốc độ cao để mở rộng khả năng chia sẻ nội dung. NFC có thể thay thế quy trình ghép nối khá rắc rối giữa các thiết bị Bluetooth hay quy trình thiết lập kết nối WiFi với mã PIN chỉ với việc để 2 thiết bị gần nhau để ghép nối hoặc kết nối vào mạng không dây.
- Thanh toán qua điện thoại,
- Mua vé: Thiết bị hỗ trợ NFC cho phép thanh toán nhanh các loại hình dịch vụ công cộng như vé tàu, vé xe bus, vé máy bay, vé xem phim, v.v…
- Thiết bị hỗ trợ NFC có thể đóng vai trò như một tấm thẻ lên tàu giúp giảm bớt sự chậm trễ trong quy trình kiểm tra (check-in) và nhân công
- Thẻ ID: Một thiết bị hỗ trợ NFC có thể hoạt động như một tấm thẻ học sinh, thẻ nhân viên, thẻ chứng minh hay thẻ khám chữa bệnh
- Chìa khóa: Một thiết bị hỗ trợ NFC có thể hoạt động như một chiếc chìa khóa nhà, văn phòng hay thậm chí xe hơi.
- Point of Sale: Năm 2006, NFC Forum đã công bố những hình mẫu NFC để một thiết bị hỗ trợ NFC có thể nhận dạng được. Tất cả các dấu hiệu đều được gọi chung là SmartPoster, người dùng chỉ việc cho máy quét qua SmartPoster là có thể xem được thông tin, nghe một đoạn nhạc, xem clip hoặc trailer phim.
NFC Có An Toàn Không
Mặc dù cự ly giao tiếp của NFC chỉ giới hạn trong một vài cm nhưng bản thân NFC không mang tính bảo mật cao. Năm 2006, hai nhà nghiên cứu Ernst Haselsteiner và Klemens Breitfuss đã mô tả những hình thức tấn công khác nhau nhằm vào NFC cũng như cách thức khai thác khả năng phản khán của NFC trước các hành vi tấn công nhằm thiết lập mã bảo mật riêng. Tuy nhiên, kĩ thuật này không phải là một phần trong tiêu chuẩn ISO, NFC vẫn không có khả năng bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp thông tin và sửa đổi dữ liệu lưu trữ. Để bảo vệ, NFC buộc phải sử dụng các giao thức mã hóa lớp cao như SSL nhăm thiết lập một kênh giao tiếp an toàn giữa các thiết bị hỗ trợ. Để bảo mật, dữ liệu NFC sẽ cần phải có sự kết hợp từ nhiều phía gồm nhà cung cấp dịch vụ – họ cần phải bảo vệ các thiết bị hỗ trợ NFC với các giao thức mã hóa và xác thực; người dùng – họ cũng cần bảo vệ thiết bị và dữ liệu cá nhân với mật khẩu hay chương trình chống vi-rus; các nhà cung cấp ứng dụng và hỗ trợ giao dịch – họ cần phải sử dụng các chương trình chống vi-rus hay các giải pháp bảo mật khác để ngăn chặn phần mềm gián điệp và mã độc từ các hệ thống phát tán.
Nguồn : cryptoviet.com
Related Articles
If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.