Tình Hình Sử Dụng RFID Tại Việt Nam Và Quốc Tế
Giới Thiệu Về Hệ Thống RFID
Một hệ thống RFID là một tập hợp các thành phần mà nó thực thi giải pháp RFID. Một hệ thống RFID bao gồm các thành phần sau:
- Tag: là một thành phần bắt buộc đối với mọi hệ thống RFID.
- Reader: là thành phần bắt buộc.
- Reader anten: là thành phần bắt buộc. Một vài reader hiện hành ngày nay cũng đã có sẵn anten.
- Máy chủ và hệ thống phần mềm: Về mặt lý thuyết, một hệ thống RFID có thể hoạt động độc lập không có thành phần này. Thực tế, một hệ thống RFID gần như không có ý nghĩa nếu không có thành phần này.
- Cơ sở hạ tầng truyền thông: là thành phần bắt buộc, nó là một tập gồm cả hai mạng có dây và không dây và các bộ phận kết nối tuần tự để kết nối các thành phần đã liệt kê ở trên với nhau để chúng truyền với nhau hiệu quả.
- Mạch điều khiển (Controller): là thành phần bắt buộc. Tuy nhiên, hầu hết các reader mới đều có thành phần này gắn liền với chúng. Cảm biến (sensor), cơ cấu chấp hành (actuator) và bảng tín hiệu điện báo (annunciator): những thành phần này hỗ trợ nhập và xuất của hệ thống.
Nguyên Tắc Hoạt Động Của RFID
Để hiểu được làm cách nào một thẻ RFID có thể truyền thông tin tới đầu đọc về sự có mặt của nó và các đặc điểm nhận dạng, hãy quan sát minh họa bên dưới. Trong hình này, đầu đọc truyền tín hiệu Radio với tần số và khoảng thời gian (thường là khoảng vài trăm lần mỗi giây) thiết lập từ trước. Bất kỳ thẻ nào có tần số nằm trong khoảng đọc được của đầu đọc này sẽ bắt được sóng do đầu đọc phát ra vì mỗi một thẻ có gắn sẵn một antenna có khả năng nhận biết được các tín hiệu radio tại tần số nhất định. Các thẻ này sử dụng năng lượng nhận được từ tín hiệu radio để phản hồi lại tín hiệu này và sau đó có thể sẽ điều chỉnh tín hiệu để gửi thông tin về đầu đọc.
Ảnh Minh Họa. Trao đổi thông tin giữ thẻ và đầu đọc
Những loại thẻ và đầu đọc khác nhau sẽ thích hợp với những ứng dụng cũng như môi trường khác nhau. Quyết định sẽ sử dụng loại thẻ và đầu đọc là công việc bao gồm xác định những gì thích hợp nhất so với nhu cầu. Tuy nhiên, chi phí cho hệ thống sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quyết định chọn loại thẻ nào.
Nguyên tắc chung về hoạt động của hệ thống RFID như sau: các vật phẩm, hàng hóa cần giám sát được gắn với các thẻ RFID (các thẻ này có thể ở dạng nhãn hoặc ở dạng thẻ cứng). Các thẻ này sẽ phát ra tín hiệu, anten của đầu đọc có nhiệm vụ kích thích và bắt tín hiệu để đầu đọc RFID đọc thông tin từ các thẻ khi chúng đi qua những đầu đọc này. Dữ liệu do thẻ đọc được là dữ liệu thô và sẽ được các thành phần trung gian, những thành phần lọc và quản lý sự kiện lọc thông tin và chuyển đến cơ sở dữ liệu máy tính. Qua các thành phần ứng dụng (phần mềm biên, các ứng dụng ERP…) thông tin trên thẻ được truyền tới người dùng và dưới dạng con người có thể hiểu được. Quá trình xử lý dữ liệu mà đầu đọc đọc được cho tới dạng con người có thể hiểu là rất phức tạp và yêu cầu có sự bảo mật, an toàn dữ liệu nhằm đảm bảo thông tin không bị rò rỉ, tránh những thiệt hại cho người dùng.
Hiện nay các đầu đọc đã cung cấp các khả năng lọc dữ liệu, và vì các đầu đọc ngày càng trở nên “thông minh” hơn nên chúng sẽ có khả năng tự thực hiện được nhiều bước lọc. Tuy nhiên, phần mềm trung gian và phần mềm biên cung cấp các bộ lọc ở mức sâu hơn, các thư viện hàm lập trình, các đặc tả giao tiếp giữa thẻ và đầu đọc còn các thành phần ứng dụng đóng vai trò hiển thị dữ liệu cho người dùng cuối.
Tình Hình Sử Dụng RFID Tại Việt Nam Và Quốc Tế
Hiện nay, tại Việt Nam, hàng hoá đang được nhận dạng bằng mã vạch. So với mã vạch, RFID có hai ưu điểm vượt trội là khả năng phát sóng vô tuyến và có bộ nhớ cho phép ghi thêm các thông tin về hàng hóa, giúp con người có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Cụ thể, đối tượng “bị” quản lí (hàng hóa, phương tiện, con người…) sẽ được gắn thẻ gồm một vi xử lí nhỏ chứa dữ liệu thông tin về đối tượng và một ăng-ten phát sóng radio. Để truy xuất thông tin về đối tượng, một hệ thống đầu đọc sẽ được gắn ở những nơi phù hợp như trạm thu phí, cửa kiểm soát, quầy thanh toán… Khi đối tượng đi vào phạm vi giao tiếp, dữ liệu thông tin về đối tượng sẽ được đầu đọc truy xuất và gửi về máy chủ để xử lí, nhận dạng, quản lí…
Với khả năng này, RFID thay thế công nghệ nhận dạng mã vạch, có thể ứng dụng trong việc tính tiền hàng hóa trong siêu thị, xem ngay thông tin về các mặt hàng mình đã mua như giá bán, nguồn gốc các mặt hàng; chấm công nhân viên; quản lí hàng hóa, đối tượng xuất nhập… Nếu kết hợp thêm tính năng ghi chép các thông tin về đối tượng thì còn có thể ứng dụng vào việc thanh toán tiền đi xe buýt, tàu điện metro, ngân hàng…, đặc biệt là chứng minh nhân dân, hộ chiếu, bằng lái xe điện tử.
Thị trường Việt Nam hiện nay cũng bắt đầu phát triển nhiều thiết bị ứng dụng công nghệ RFID, đi đầu có thể kể ra như: ISII Corporation – Đại học Bách Khoa Hà Nội, TECHPRO Việt Nam, hợp tác cùng Hãng IDTECK – Korea. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ RFID tầm ngắn được sử dụng vào các giải pháp như kiểm soát vào ra, chấm công điện tử, kiểm soát thang máy…Các sản phẩm ứng dụng công nghệ RFID tầm xa được sử dụng vào giải pháp kiểm soát bãi xe, kiểm soát kho hàng, kho vận, quản lý hàng hóa siêu thị …
Thẻ RFID là sự phát triển hữu ích và là công nghệ hấp dẫn, giúp cho các đơn vị bán lẻ đơn giản hóa việc kiểm kê hàng hóa và hạn chế việc mất mát trong quá trình bán hàng. Với việc thẻ RFID đem lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn và giá cả thấp hơn. Bên cạnh đó, việc thanh toán khi đi mua sắm sẽ thuận lợi hơn vì được thanh toán tự động nhờ vào thẻ thanh toán có sử dụng RFID. Khách hàng không còn phải xếp hàng để đợi nhân viên kiểm tra, tính giá cho từng mặt hàng đã mua. Thẻ RFID đã thay thế hệ thống thẻ dữ liệu. Nhà cung cấp đã ghi thông tin về tên, nội dung của mặt hàng cũng như thông tin về khoảng thời gian món hàng được trưng bày trogn thẻ dữ liệu và đặt thẻ này theo cùng mặt hàng. Tuy nhiên, các thẻ này thường xuyên bị mất và hư hỏng. Các dữ liệu giờ đây được ghi vào thẻ RFID trên sản phẩm và được đọc ghi bằng tần số vô tuyến (khoảng 13 MHz). Các thẻ RFID không dễ dàng bị phá hủy do dịch chuyển, thời tiết hay các tác nhân khác, dữ liệu được đảm bảo an toàn cho đến khi được ghi lại bằng các thiết bị chuyên dụng.
Hiện nay RFID sử dụng nhiều trong quản lý siêu thị, thư viện, kho bãi, đo đó cần các thiết bị RFID làm việc tại dải tần UHF, các thiết bị làm việc tại dải tần này có ưu điểm khoảng cách nhận diện xa, tốc độ đọc: cao và có khả năng xử lý nhiều đối tượng.
Trên thế giới, các thiết bị RFID được sử dụng khá rộng rãi. Từ năm 1955 đến năm 2005, doanh thu thẻ RFID vào khoảng 2,4 tỷ USD.
IDTechEx cho biết thị trường RFID năm 2007, từ 4,93 tỷ USD sẽ tăng trưởng đến 5,29 tỷ USD vào năm 2008, tăng khoảng 7,3%. Hãng nghiên cứu ABI Research dự báo thị trường RFID vào năm 2013 sẽ đạt doanh thu 9,7 tỷ USD với mức tăng trưởng hàng năm là 15%.
Đặc biệt tại Trung Quốc, một nước gần như chưa có bản đồ sáng chế về RFID nhưng lại là nước có doanh thu từ các sản phẩm công nghệ RFID tương đương với Mỹ: 1,3 tỷ USD (năm 2008).
Related Articles
If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.