Ưu Và Nhược Điểm Của Hệ Thống RFID

Có nhiều cách khác nhau để nhận dạng các đối tượng, động vật và con người. Nhưng tại sao lại sử dụng RFID? Con người đã biết tới việc đếm các bản thống kê thú rừng ở một vùng và theo dõi sự vận chuyển hàng hóa kể từ khi người Xume (Sumerian) phát hiện ra sự thất thoát hàng hóa. Thậm chí nhiều ghi chép cho thấy sự cần thiết của việc nhận dạng hàng hóa và định rõ hợp đồng hàng hóa được trao đổi giữa hai người chưa hề gặp mặt. Các thẻ ghi và các dây đeo tên làm việc khá hiệu quả trong việc nhận dạng một vài đối tượng hoặc một vài người, nhưng để nhận dạng và quản lý hàng trăm gói hàng trong vòng một giờ, người ta yêu cầu phải có một vài quy trình tự động.

Mã vạch là phương pháp gần nhất với thẻ đọc được bởi máy tính, nhưng ánh sáng sử dụng để quét tia laser qua mã vạch lại có một số hạn chế. Quan trọng nhất, nó đòi hỏi phải có một đường sáng trực tiếp, tức là đối tượng phải được đặt gần như sát vào thiết bị đọc, hướng phần mã vạch về thiết bị đọc, yêu cầu không có vật nào nằm giữa chùm tia laser và mã vạch để không chắn các tia sáng. Hầu hết các dạng nhận dạng, như dải từ trên thẻ credit cũng phải đặt đúng hướng với đầu đọc card hoặc được cho vào bên trong đầu đọc thẻ theo một cách riêng. Dù bạn đang theo dõi các hộp trên băng tải hay bạn đang theo dấu những đứa trẻ trong khu vui chơi nào đó, việc xếp các hộp hay các đứa trẻ thành hàng cũng tốn khá nhiều thời gian. Các lý thuyết về sinh học có thể được dùng để nhận dạng con người, nhưng các hệ thống nhận dạng vân tay đều đòi hỏi phải đặt tay (bàn tay, ngón tay) để nhận dạng một cách cẩn thận, tương tự như các dải từ trường. Để giải quyết những vấn đề này, người ta sử dụng công nghệ RFID. Công nghệ này cung cấp cơ chế nhận dạng một đối tượng trong không gian, với độ nhạy nhỏ hơn nhiều để định hướng được các đối tượng và các đầu đọc. Đầu đọc có thể “nhìn” thấy các đối tượng thậm chỉ cả khi nó không ở trước đầu đọc.

RFID có các đặc tính bổ sung khiến việc sử dụng nó trở nên thích hợp hơn so với các công nghệ khác (như mã vạch hai dải từ). Không thể bổ sung thông tin một cách dễ dàng vào mã vạch sau khi đã in chúng, trong khi nhiều loại thẻ RFID có thể ghi và ghi đè, ghi lại nhiều lần. Cũng như vậy, vì việc sử dụng RFID đã loại bỏ việc phải sắp xếp đối tượng để theo dõi chúng nên sẽ gây ít phiền hà cho người sử dụng hơn. RFID hoạt động trong một không gian, làm cho dữ liệu về quan hệ giữa các đối tượng,  vị trí và thời gian được kết hợp một cách âm thầm mà không cần một sự can thiệp công khai nào của người sử dụng hay người vận hành hệ thống.

RFID có những ưu điểm sau
  • Không phải sắp xếp: lưu dấu, kiểm soát các đối tượng mà không cần phải sắp xếp cùng. Điều này tiết kiệm thời gian xử lý rấtt nhiều.
  • Kiểm kê với tốc độ cao: Nhiều đối tượng có thể được quét tại cùng một thời điểm. Kết quả là, thời gian để đếm các đối tượng đã giảm thực sự.
  • Lưu vết đối tượng: thẻ RFID 96 bit cung cấp khả năng nhận dạng hàng tỉ đối tượng.
  • Khả năng ghi lại (ghi đè) thông tin: một số loại thẻ cho phép ghi và ghi lại nhiều lần. Trong trường hợp tái sử dụng các bao bì, đây là một thuận lợi lớn.
  • Hoạt động đáng tin cậy trong môi trường không thuận lợi (ví dụ nóng, ẩm, bụi, bẩn, môi trường ăn mòn hay có sự va chạm…)
  • Thu thập dữ liệu nhanh và thao tác không tiếp xúc.
  • Hệ thống triển khai với RFID sẽ tăng năng suất lao động, tự động hóa nhiều quá trình sản xuất, tăng sự thỏa mãn khách hàng và tăng lợi nhuận.
Điểm Hạn Chế Của Công Nghệ RFID

Công nghệ RFID được công nhận là một trong những công nghệ thông minh và tiến bộ nhất được áp dụng trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích đưa lại, công nghệ này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế.

  • Tính bảo mật : Chuỗi cung ứng tự động (sử dụng máy móc để quản lý, hạn chế sự tham gia của con người) yêu cầu các luồng thông tin vào/ra phải đồng nhất, có sự sắp xếp và quản lý khoa học, và hơn hết phải đảm bảo tính bảo mật. Do đó, khi triển khai hệ thống RFID, Doanh Nghiệp luôn phải đề phòng và có kế hoạch bảo mật thông tin, tránh để lộ thông tin ra ngoài.
  • Đảm bảo chất lượng các RFID tag : Một vấn đề mà những người dụng RFID luôn quan tâm và mong muốn, đó là thẻ RFID được gắn trên hàng hóa phải luôn nguyên vẹn và có thể đọc được. Một vấn đề nữa cần phải kiểm soát chặt chẽ, đó là kiểm tra và đảm bảo thông tin được ghi trên toàn bộ thẻ RFID được gắn vào pallet hay các kiện hàng phải tuyệt đối chính xác và toàn vẹn, ngay khi các kiện hàng này ở trạm chuyên chở di chuyển đến trung tâm phân phối/nhà kho tiếp theo. Bên cạnh đó, phải tiến hành các hành động hợp lí để ngăn chặn tình trạng gỡ các tag ra khỏi pallet và các kiện hàng trong quá trình chuyên chở và vận chuyển hàng hóa giữa các trung tâm phân phối và các nhà kho.
  • Chi phí lắp đặt hệ thống RFID : Tại thời điểm hiện tại chi phí cho thẻ và đầu đọc RFID vẫn là khá lớn. Thách thức lớn nhất đối với các Doanh Nghiệp, đó chính là chi phí ban đầu để lắp đặt công nghệ RFID rất cao. Trong đó, chi phí lớn nhất khi lắp đặt hệ thống này là chi phí đầu tư cho phần cứng (tag, reader, server), các ứng dụng và phần mềm (hệ thống back-end, middleware). Tuy Nhiên trên thực tế các Kết quả nghiên cứu cho thấy những lợi ích mà công nghệ RFID mang lại xứng đáng để các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống RFID. Những lợi ích của RFID mang lại lớn gấp nhiều lần so với chi đầu tư ban đầu mà các Doanh Nghiệp phải bỏ ra.
  • Giới hạn đọc Tag : Số lượng tag mà reader có thể truy xuất trên một đơn vị thời gian là có giới hạn. Tùy theo chất lượng, một reader có thể nhận dạng tối đa một vài tag đến vài trăm tag trong một giây. Để đạt được con số này thì reader sẽ phải trả lời hàng trăm lần trong một giây. Bởi vì reader phải sử dụng một số thuật toán chống xung đột để nhận dạng tag và phân biệt các tag khác nhau.Cải tiến công nghệ sẽ giúp reader có thể tăng số lượng tag được nhận dạng trong một giây nhưng luôn luôn có một giới hạn nhất định mà reader không thể vượt qua. Do đó, khi tiến hành xây dựng và lắp đặt hệ thống RFID, Các Doanh Nghiệp sẽ tính toán số lượng thẻ cũng như mật độ thẻ trong một đơn vị diện tích không gian phù hợp, để tối ưu hóa khả năng đọc của đầu đọc, tránh hiện tượng đầu đọc bỏ qua thẻ và thẻ không được đọc.
  • Ảnh hưởng nhiễu phần cứng : Một xung đột reader có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên khi vùng phủ sóng của hai reader chồng chéo và tín hiệu của reader này xen vào vùng làm việc của reader kia. Điều này có thể dẫn đến sự suy hao năng lượng của các thẻ tag và các reader. Để giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng phương thức phân chia thời gian đa truy cập (TDMA). Ứng dụng kỹ thuật TDMA cho phép đầu đọc reader phân tách các thẻ tag bằng cách mở cổng theo thời gian. Tức là, mỗi tag sẽ có một rãnh thời gian trong reader và rãnh này là cố định trong suốt thời gian tag và reader làm việc.
  • Ảnh hưởng bởi các loại vật chất trong môi trường : Mỗi dải tần số hoạt động tốt trong môi trường khác nhau, và kị các môi trường khác nhau. Ví dụ, tag LF và tag HF hoạt động tốt trong môi trường kim loại và chất lỏng. Trong khi, tag UHF và tag hoạt động ở dải tần số sóng viba thì ngược lại (kim loại – vật liệu phản xạ sóng RF trong dải tần số UHF và sóng viba, chất lỏng – vật liệu hấp thụ sóng RF trong dải tần số UHF và sóng viba). Do vậy, nếu tag RFID hoạt động ở dải tần số UHF hay sóng viba được gắn trong môi trường kim loại/chất lỏng sẽ ảnh hưởng đến việc đọc thẻ, dẫn đến các thông tin được đọc có thể bị thiếu hụt hoặc sai lệch. Để xử lí những trường hợp này bằng việc gắn tag lên hàng hóa/đối tượng cần theo dõi bằng một miếng đệm làm từ các loại vật liệu “thân thiện” với RF, chẳng hạn như một miếng xốp có độ dày phù hợp. Độ dày của miếng xốp thường bằng hoặc tỷ lệ với một phần tư bước sóng tần số được sử dụng. Phương pháp này áp dụng được với cả mặt hàng làm bằng kim loại, hoặc các vật có chứa chất lỏng.
  • Yêu cầu tích hợp và hoạt động đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại : Công nghệ RFID cho phép theo dõi, truy xuất và quản lí thông tin hàng hóa. Tuy nhiên, nếu chỉ ứng dụng riêng công nghệ RFID vào quản trị chuỗi cung ứng thì hiệu quả mang lại chưa hoàn toàn tối ưu. Từ các thông tin về hàng hóa, cần hoạch định các nguồn lực doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, mục tiêu cuối cùng hướng đến của chuỗi cung ứng là khách hàng, do vậy cần có các giải pháp quản lý mối quan hệ khách hàng.
  • Chưa có được một chuẩn thống nhất giữa các quốc gia, các nhà sản xuất thiết bị.

Với những nhược điểm còn tồn tại này nên mặc dù đã được biết đến trong 50 năm qua mà RFID vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi và phổ biển. Cần giải quyết được vấn đề bảo mật và thống nhất giữa các nhà sản xuất cũng như chi phí giảm xuống thì công nghệ này mới có thể đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của con người, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.

Để biết thêm thông tin về các ứng dụng RFID, vui lòng truy cập các blog liên quan khác của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sản phẩm RFID.

How can we help you?
 

If you want to know more about RFID applications, please visit our other related blogs. Also, you are welcome to contact us to learn more about RFID products.

References

Giáo Trình Công Nghệ RFID  (Tổng Hợp )

SPECIAL OFFER : Buy Software Get FREE Hardware !